Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Giới thiệu bài thi Đánh giá năng lực ngoại ngữ theo định hướng giao tiếp nghề nghiệp (VNU Tests) cho cán bộ và sinh viên ULIS

Tối ngày 21/12/2023, trên Zoom Webinar, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và tập huấn bài thi Đánh giá năng lực ngoại ngữ theo định hướng giao tiếp nghề nghiệp (VNU Tests) cho các thầy cô và sinh viên của trường.

Buổi tập huấn có sự tham dự của Phó Hiệu trưởng Hà Lê Kim Anh; lãnh đạo và cán bộ Phòng Đào tạo, Trung tâm Khảo thí; đại diện các đơn vị và sinh viên.

Phát biểu khai mạc, Phó Hiệu trưởng Hà Lê Kim Anh cho biết việc phát triển bài thi Đánh giá năng lực ngoại ngữ theo định hướng giao tiếp nghề nghiệp (VNU Tests) thể hiện nỗ lực của Trường ĐH Ngoại ngữ trong việc xây dựng một công cụ để kiểm tra năng lực ngoại ngữ của sinh viên không chỉ ở ULIS mà cả ở các trường khác trong khối ĐHQGHN sát sao so với chương trình học. Đối với riêng Trường ĐH Ngoại ngữ, bài thi giúp Nhà trường sử dụng VNU Tests để định lượng năng lực ngoại ngữ chuyên và không chuyên của  sinh viên.

Theo đó, VNU Tests là bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo định hướng giao tiếp nghề nghiệp, được xây dựng dựa trên Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (KNLNNVN) và các tiêu chuẩn quốc tế. Bài thi được thiết kế để đánh giá năng lực ngoại ngữ tổng quát và năng lực sử dụng ngoại ngữ trong các tình huống giao tiếp nghề nghiệp của các đối tượng thí sinh. Bài thi bao gồm 10 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn, Thái, Lào, Ả Rập; và 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Bài thi có 3 bậc: bậc 3, bậc 4, bậc 5, tương ứng với các cấp độ A2, B1, B2 của KNLNNVN.

Trong phần giới thiệu, các thầy cô và sinh viên đã được cung cấp các thông tin về các công văn, thông báo, quyết định liên quan đến việc tổ chức bài thi VNU Tests của ĐHQGHN và ĐHNN, cũng như các tiêu chuẩn trình độ ngoại ngữ trong tổ chức đào tạo trình độ đại học của ĐHQGHN. Các thầy cô và sinh viên cũng được làm rõ về các đối tượng dự thi, bao gồm sinh viên trong ĐHQGHN bao gồm sinh viên ULIS (chuẩn đầu ra ngoại ngữ), sinh viên ULIS (ngoại ngữ chuyên và không chuyên) và thí sinh thi tuyển CTĐT bậc Thạc sĩ trong ĐHQGHN (chuẩn đầu vào ngoại ngữ).

Ngoài ra, các thầy cô và sinh viên đã được giải thích về giá trị của bài thi VNU Tests so với các chứng chỉ ngoại ngữ khác, cũng như quy định thời hạn sử dụng giấy chứng nhận của bài thi. Theo đó, bài thi VNU Tests có giá trị tương đương với các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và chứng chỉ VSTEP của ĐHQGHN đối với tiếng Anh, và có giá trị tương đương với các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ do trường ĐHNN tổ chức đối với các ngoại ngữ khác. Giấy chứng nhận của bài thi VNU Tests không có thời hạn sử dụng do đơn vị tổ chức thi quy định, mà do đơn vị sử dụng giấy chứng nhận quy định.

Đặc biệt, các thầy cô và sinh viên đã được trình bày về định dạng, hình thức thi, cách tính điểm bài thi và ưu điểm của bài thi VNU Tests. Bài thi VNU Tests được xây dựng theo quy tắc: phần nghe và đọc là trắc nghiệm khách quan, phần viết và nói là tự luận; các bài thi nghe, nói, đọc, viết của các thứ tiếng khác nhau sẽ có chung thời gian làm bài; định dạng của các tác vụ sẽ theo đặc thù ngôn ngữ.

Bài thi VNU Tests có hình thức thi trên giấy cho phần đọc, nghe, viết và thi phỏng vấn trực tiếp cho phần nói. Bài thi VNU Tests có cách tính điểm bài thi theo công thức: (nghe + nói + đọc + viết): 4, điểm đạt là 6/10, điểm liệt là <2,0.

Một số ưu điểm của VNU Tests: Bài thi VNU Tests không chỉ đánh giá năng lực ngoại ngữ tổng quát mà còn đánh giá năng lực sử dụng ngoại ngữ trong các tình huống giao tiếp nghề nghiệp của các đối tượng thí sinh. Bài thi có nhiều ưu điểm so với các bài thi ngoại ngữ khác, như sau:

  • Bài thi cắt ngang, phù hợp với thi sinh ở từng bậc năng lực. Bài thi được xây dựng theo các cấp độ A2, B1, B2 của Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, giúp thí sinh lựa chọn bậc thi phù hợp với trình độ của mình.
  • Bài thi theo định hướng giao tiếp nghề nghiệp mang tính thực tiễn cao, phù hợp với nhu cầu và thế mạnh của các đối tượng thí sinh. Bài thi được thiết kế với các ngữ liệu và tác vụ liên quan đến các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, giúp thí sinh có thể áp dụng ngoại ngữ vào thực tế công việc và học tập.
  • Bài thi chuẩn hóa đánh giá đủ 4 kỹ năng (đọc-nghe- nói – viết) có số câu hỏi, dạng tác vụ và thời lượng phù hợp với từng bậc năng lực. Bài thi đảm bảo tính khách quan, công bằng và minh bạch trong việc đánh giá toàn diện năng lực ngoại ngữ của thi sinh.
  • Bài thi đọc và nghe được thiết kế với các ngữ liệu và tác vụ phù hợp với định hướng giao tiếp nghề nghiệp. Bài thi đọc và nghe có dạng trắc nghiệm khách quan, có các tác vụ như tìm thông tin, hiểu ý chính, suy luận, đánh giá, phân tích, tổng hợp, v.v. Bài thi đọc và nghe có các ngữ liệu đa dạng, bám sát thực tế, phản ánh các vấn đề xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, v.v.
  • Bài thi viết và nói được thiết kế với phần chung và phần tự chọn. Ở phần chung, thi sinh phải hoàn thành các tác vụ viết và nói theo chủ đề được đưa ra. Ở phần tự chọn, thi sinh có quyền lựa chọn chủ đề phù hợp với thế mạnh hay chuyên môn của mình để hoàn thành bài thi. Bài thi viết và nói có dạng tự luận, có các tiêu chí đánh giá như nội dung, cấu trúc, ngôn ngữ, phát âm, ngữ điệu, v.v

Sau khi hoàn thành phần tập huấn, các sinh viên của trường ĐHNN-ĐHQGHN đã có cơ hội được hỏi đáp về kỳ thi Đánh giá năng lực ngoại ngữ theo định hướng giao tiếp nghề nghiệp – VNU Tests. Đây là một phần quan trọng của chương trình tập huấn, giúp các sinh viên nắm bắt được thông tin, yêu cầu và cách thức chuẩn bị cho kỳ thi này.

(Nguồn: Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN)

Đề thi minh họa: https://daotao.ulis.vnu.edu.vn/de-minh-hoa-vnu-tests/

 

 

 

 

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook